Untitled Document
Hôm nay, 29/4/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

 

Ảnh hưởng của biện pháp quản lý phân bón và nước tưới đến phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong sản xuất lúa và rau xà lách Đại học Nông Lâm Huế

   Sự nóng lên toàn cầu là một vấn đề quan trọng. Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá các biện pháp quản lý nước tưới và phân bón (phân đạm, rơm rạ vùi trả lại sau thu hoạch vào ruộng) đến phát thải khí CH4 và N2O đối với một số cây trồng chính tại tỉnh Thừa Thiên Huế như lúa và rau xà lách, đồng thời cũng xác định và lượng hoá các giải pháp giảm thiểu CH4 và N2O. Các biện pháp đề xuất bao gồm: (1) quản lý nguồn đạm bón vào thông qua so sánh liều lượng bón và dạng đạm bón để giảm phát thải CH4 và N2O, tăng được hiệu quả sử dụng đạm (hệ số sử dụng đạm của cây trồng) nhưng vẫn duy trì hoặc tăng năng suất lúa và rau xà lách; (2) xem xét lượng phát thải khí CH4 và N2O sau mỗi vụ khi có vùi rơm rạ vào ruộng lúa và (3) so sánh giữa biện pháp tưới ngập khô xen kẽ và tưới ngập liên tục cho cây lúa đến lượng khí thải CH4 và N2O. Tiến hành thu mẫu phát thải khí CH4 và N2O trong hai năm trên hai đối tượng cây trồng trên bằng sử dụng kỹ thuật thu mẫu khí và phân tích bằng máy sắc ký khí. Tiềm năng giảm phát thải khí CH4 và N2O sẽ được tính toán từ sự chênh lệch về lượng khí phát thải CH4 và N2O hàng năm giữa các công thức thí nghiệm. Tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của các biện pháp quản lý nước tưới và phân bón. Số liệu về độ ẩm đất, nhiệt độ và các tính chất lý hoá học đất cũng được thu thập để xem xét khả năng ảnh hưởng đến phát thải khí CH4 và N2O và phương thức phát thải hai loại khí này trong mỗi hệ thống cây trồng.

   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

 
 

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127